Phương pháp giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý

Khủng hoảng tâm lý và phương pháp giải quyết

Trong cuộc sống, những sự kiện bất ngờ, khủng khiếp có thể đến với bất kỳ ai, ở vào bất cứ độ tuổi nào, tại bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, đối với tuổi teen, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý thường nặng nề, nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến một khởi đầu “ảm đạm” cho cuộc đời của đứa trẻ đó. Cùng THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm-Phú Yên tham khảo ngay bài biết sau đây để nắm bắt các phương pháp vượt qua khủng hoảng nhé

Tại sao dễ bị khủng hoảng tâm lý ?

Tuổi teen là đối tượng dễ bị khủng hoảng tâm lý là do dễ tổn thương, thiếu khả năng thích ứng với thử thách, trải nghiệm sống chưa nhiều, kỹ năng sống chuẩn bị chưa tốt.

Khủng hoảng tâm lý rất thường dễ găp
Khủng hoảng tâm lý rất thường dễ găp

Thông thường những yếu tố gây khủng hoảng tâm lý gồm: bị bạo hành, bị hiếp dâm, bị lạm dụng tình dục, bị cướp trói, nhốt trong hầm tối, trong rừng, bị tra tấn, khủng bố, bị bắt cóc, buôn bán cho các nhà chứa…. Hoặc chứng kiến các sự kiện khủng khiếp như: người thân qua đời, bị tai nạn, bị hành hạ, hãm hiếp ngay trước mắt, chứng kiến người thân, bạn bè tự tử; mất đột ngột một phần cơ thể…

Nhận biết khủng hoảng tâm lý

Tùy thuộc vào lứa tuổi, sự hiểu biết cuộc sống, khả năng thích ứng với thử thách mà các bạn có những biểu hiện khủng hoảng tâm lý khác nhau. Do đó, việc quan sát, nhận biết sớm nhằm đánh giá những “dấu hiệu bất thường” của các bạn tuổi teen sau khi trải qua biến cố khủng khiếp.

Việc tối cần thiết để có biện pháp can thiệp thích hợp, giúp các bạn sớm vượt qua khủng hoảng, hòa nhập với cuộc sống, tránh hậu quả lâu dài vì tổn thương tâm lý. Các “dấu hiệu bất thường” có thể gặp ở tuổi teen thường được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu

Ngay hoặc sau khi xảy ra một sự kiện khủng khiếp, chứng kiến hoặc chính trẻ phải trải qua biến cố đó. Thường chưa nhận thức được tính nguy hiểm của sự kiện gây ra khủng hoảng

Nên những phản ứng với khủng hoảng, hoảng sợ, hay giật mình, khóc mớ khi ngủ, có biểu hiện run sợ, tái mặt, có thể tiểu vãi ra quần, la khóc, kích động, chạy trốn người lạ…

Giai đoạn diễn biến

Thường ít có diễn biến tâm lý bất thường, nếu nguyên nhân gây khủng hoảng đã chấm dứt. Đôi khi, có thể gặp ác mộng, ngủ mớ, rụt rè, nhút nhát, sợ người lạ, hoảng sợ khi gặp đối tượng gây bạo hành, nhất là khi nguyên nhân gây khủng hoảng tái lập

Có thể bị rối loạn cảm xúc: sợ hãi, tách rời, kích động, dễ giận dữ, lo âu, hoảng loạn, mặc cảm tội lỗi; trẻ cũng có thể bị rối loạn hành vi. Né tránh tiếp xúc với người khác, cách ly xã hội, tránh đến những nơi gây ra khủng hoảng trước đây. Tránh những hoạt động gợi nhớ khủng hoảng quá khứ, mất hứng thú trong học tập hoặc các hoạt động thường ngày.

Nhận biết khủng hoảng tâm lý
Nhận biết khủng hoảng tâm lý

Giai đoạn kết thúc

Nếu được phát hiện và xử trí thích hợp, được trợ giúp tích cực từ gia đình, nhà trường, xã hội, các tổ chức xã hội chuyên nghiệp. Có khi cần đến chuyên gia tâm lý, sẽ giúp sớm cải thiện tình trạng tâm lý bất ổn, vượt qua khủng hoảng, hòa nhập cộng đồng.

Ngược lại, nếu không được quan tâm đúng mức, không được trợ giúp tích cực, ký ức khủng hoảng từ tiềm thức cứ “bơm” vào nhận thức của các bạn tuổi teen. Đẩy các bạn rơi vào trạng thái tổn thương tâm lý có thể nặng nề. Ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và hiệu quả học tập cũng như chất lượng sống sau này.

Phương pháp xử lý

Để xử trí những trường hợp bị khủng hoảng tâm lý, cần tách hẳn khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt. Chữa triệu chứng tổn hại cơ thể về mặt thể chất như giảm đau, kháng viêm, chữa trị, chăm sóc vết thương do tai nạn, bỏng, bạo hành, hiếp dâm…

Sử dụng thuốc an thần, gây ngủ trong vài ngày đầu, nâng đỡ về mặt thể chất. Sùng biện pháp tâm lý trị liệu thích hợp trong những trường hợp hoảng loạn nhiều, kéo dài trên một tuần, vốn có tính hay lo sợ, nhút nhát.

Những bạn bị khủng hoảng nặng nề từ một số tình huống đặc biệt như bạo hành, hiếp dâm, tai nạn giao thông, cướp bóc, khủng bố…Tránh la mắng khi các bạn nghĩ về sự kiện gây khủng hoảng,hạn chế khoét sâu vào nỗi đau bằng nhiếc móc, đổ thừa

Tránh bắt kể lại sự việc khủng khiếp đã xảy ra, trừ khi các bạn tự mình kể lại chuyện đó. Nên tôn trọng phản ứng của các bạn. Tránh những phản ứng thái quá của người lớn trước mặt các bạn như nổi giận, văng tục, hăm dọa… đối với đối tượng gây hại cho các bạn rất nhiều.

 

đăng ký tuyển sinh

Quý phụ huynh, học sinh vui lòng để lại thông tin bên dưới để được trường liên hệ về hồ sơ, các thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, chi phí và nội quy của trường.