Áp lực học đường và cách giải quyết hiệu quả

Áp lực học đường đang là vấn đề tâm lý phổ biến trong xã hội ngày nay. Đây là vấn đề có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một trong đó là stress học đường. Áp lực từ phía gia đình, bạn bè và học hành là nguyên nhân chính gây ra stress cho nhiều người bệnh trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Cùng THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm-Phú Yên tìm hiểu dấu hiệu và hướng giải quyết của stress học đường nhé!

Áp lực học đờng
Áp lực học đờng

Áp lực học đường là gì?

Đây là một vấn đề không còn quá mới trong xã hội hiện nay và tỉ lệ học sinh bị stress ngày càng gia tăng. Là một phải ứng của cơ thể học sinh, sinh viên trước những áp lực, quá tải tác động vào bản thân, có thể là áp lực học tâp, áp lực từ phía gia đình, áp lực bạn bè người thân yêu.

Nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu hết nó đều gây ra cho học sinh lo lắng, áp lực, căng thẳng nhất định. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi và ứng xử của học sinh đó nói riêng và của cả một thế hệ thanh thiếu niên nói chung.

Gia đình và nhà trường nên có những biện pháp quan tâm , hỗ trợ các em kịp thời để ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm xảy ra.

Phương pháp giải quyết áp lực học đường

Stress gây ra cho lứa tuổi học sinh sinh viên nhiều những triệu chứng thực thể kèm theo những mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống tinh thần và sức khỏe của các em.

Dưới đây là cách giải quyết căng thẳng trong học tập, ba mẹ cùng các em hãy tham khảo nhé! 

Phương pháp giải quyết áp lực học đường
Phương pháp giải quyết áp lực học đường

Có danh sách công việc cần là

Hãy phác thảo tập hợp các công việc mà bạn phải hoàn thành. Một khi hình dung rõ những việc cần phải làm, bạn sẽ không bị lúng túng với các bài tập của mình.

Lên kế hoạch.

 Lên kế hoạch cho ngày của bạn. Với lịch trình này, bạn sẽ tự tin để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của mình.

Hệ thống phần thưởng. 

Tạo phần thưởng để giúp bạn nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ. 

Ví dụ: hãy cho mình 1 ly sữa sau khi bạn đọc xong 10 trang trong sách giáo khoa. Sự tăng cường của endorphin (hormon vui vẻ) sẽ mang đến cho bạn sự khích lệ để tiếp tục làm việc.

Yêu cầu sự giúp đỡ

Khi bạn thấy mình căng thẳng vì một vấn đề, hãy nhắn tin cho bạn bè hoặc gửi email cho giáo viên. Sau đó chuyển sang làm các việc khác. 

Đừng dành hàng giờ tập trung vào vấn đề này vì chúng sẽ làm bạn chậm lại và  bị cạn kiệt cảm xúc do năng lượng đã tập trung hết cho vấn đề đó.

 Nghỉ giải lao để thở

Lên mạng và tìm một số bài tập thở. Bất cứ khi nào bạn thấy mình lo lắng, hãy đặt bút xuống và thở. Hãy thử nhắm mắt trong khi thở bằng mũi và cả bằng miệng. 

 Ăn uống lành mạnh

Thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao sẽ khiến bạn uể oải và không có động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Hãy tập trung vào trái cây, rau và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác.

Giấc ngủ ngon.

 Bạn sẽ không thể tập trung hoặc làm việc tốt nếu không có một giấc ngủ ngon.  

 Tập thể dục 

Dành nửa giờ/ngày để tập thể dục giúp bạn có giấc ngủ ngon và giúp tăng cường endorphin. Từ đó giúp bạn hạnh phúc hơn, bớt lo lắng hơn.

Thư giãn trong một ngày

Cũng giống như một đêm ngon giấc, bạn cần một ngày vui vẻ để nạp năng lượng sau một tuần học. 

Dành thời gian ngày thứ bảy hoặc chủ nhật thư giãn với bạn bè hoặc gia đình. Không tập trung suy nghĩ việc học trong lúc này.

Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần thiết. 

Nếu căng thẳng trong học tập đã ngốn trọn cuộc sống của bạn, hãy nói chuyện với một giáo viên, phụ huynh hoặc người lớn đáng tin cậy khác. 

Stress hay áp lực học đường là một trong những vấn đề rất đáng quan ngại trong giới học đường. Hãy lựa chọn một môi trường học tập vừa chất lượng, vừa thoải mái như THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm-Phú Yên. Nơi bạn hoàn toàn học tập mà vẫn có thể sinh hoạt, giải trí, phát triển toàn diện

 

đăng ký tuyển sinh

Quý phụ huynh, học sinh vui lòng để lại thông tin bên dưới để được trường liên hệ về hồ sơ, các thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, chi phí và nội quy của trường.